Trở lại đảo Ngọc Phú Quốc sau 27 năm xa cách, chuyến đi bất ngờ không dự định, nhưng đã gây nhiều xúc cảm trong lòng tôi.
Tôi có thói quen thích ngồi gần cửa sổ trên những chuyến tàu, nhưng không phải lúc nào mình cũng được ngồi ở vị trí mong muốn. Một người đàn ông đã ngồi bên cửa sổ, còn tôi là số ghế bên trong. Khi chuyến bay Vietnam Airlines 1813 cất cánh từ phi trường Tân Sơn Nhất, bay lên cao lẫn vào trong những đám mây, khoảng 10 phút sau tôi vẫn nhìn thấy được những cánh đồng xanh thẳm bên dưới. Chập chờn mươi phút nữa, là biển bao la. Từng cuộn mây trắng như bông rắc cùng khắp bầu trời xanh biếc và rồi bên dưới là những mảnh đảo trong cụm quần đảo nằm trong vịnh Thái Lan chen nhau trên mặt biển. Khi máy bay dần hạ thấp xuống sau gần 1 giờ bay, đảo Ngọc Phú Quốc chập chùng rừng núi giữa biển xanh trong vắt màu ngọc bích, cát trắng viền quanh đảo thật đẹp hiện ra. Chuyến bay lần này cho tôi cảm giác rất khác với những chuyến bay xa trước đây vì khi lên cao chỉ thấy trời và mây, còn bây giờ dường như máy bay đang bay ở độ cao không quá cao nên lúc nào nhìn qua khoang cửa tôi cũng nhìn thấy biển và rừng núi.
Máy bay hạ cánh xuống sân bay Phú Quốc giữa trưa tháng 3. So với 27 năm trước, sân bay đẹp hơn rất nhiều do mới xây dựng lại. Con đường đất ngày xưa dẫn về chợ Dương Đông nay đã được mở rộng và tráng nhựa, những ngôi nhà hai bên đường to lớn hơn, thoạt nhìn đã thấy thành phố thay đổi rất nhiều, hiện đại hơn, tiện nghi hơn không thua những thành phố lớn miền biển khác. Trời hơi nóng, nhưng dễ chịu và thỉnh thoảng có gió mát thổi về từ biển.
Tôi có thói quen thích ngồi gần cửa sổ trên những chuyến tàu, nhưng không phải lúc nào mình cũng được ngồi ở vị trí mong muốn. Một người đàn ông đã ngồi bên cửa sổ, còn tôi là số ghế bên trong. Khi chuyến bay Vietnam Airlines 1813 cất cánh từ phi trường Tân Sơn Nhất, bay lên cao lẫn vào trong những đám mây, khoảng 10 phút sau tôi vẫn nhìn thấy được những cánh đồng xanh thẳm bên dưới. Chập chờn mươi phút nữa, là biển bao la. Từng cuộn mây trắng như bông rắc cùng khắp bầu trời xanh biếc và rồi bên dưới là những mảnh đảo trong cụm quần đảo nằm trong vịnh Thái Lan chen nhau trên mặt biển. Khi máy bay dần hạ thấp xuống sau gần 1 giờ bay, đảo Ngọc Phú Quốc chập chùng rừng núi giữa biển xanh trong vắt màu ngọc bích, cát trắng viền quanh đảo thật đẹp hiện ra. Chuyến bay lần này cho tôi cảm giác rất khác với những chuyến bay xa trước đây vì khi lên cao chỉ thấy trời và mây, còn bây giờ dường như máy bay đang bay ở độ cao không quá cao nên lúc nào nhìn qua khoang cửa tôi cũng nhìn thấy biển và rừng núi.
Máy bay hạ cánh xuống sân bay Phú Quốc giữa trưa tháng 3. So với 27 năm trước, sân bay đẹp hơn rất nhiều do mới xây dựng lại. Con đường đất ngày xưa dẫn về chợ Dương Đông nay đã được mở rộng và tráng nhựa, những ngôi nhà hai bên đường to lớn hơn, thoạt nhìn đã thấy thành phố thay đổi rất nhiều, hiện đại hơn, tiện nghi hơn không thua những thành phố lớn miền biển khác. Trời hơi nóng, nhưng dễ chịu và thỉnh thoảng có gió mát thổi về từ biển.
![]() |
Đảo Ngọc Phú Quốc - Ảnh: google |
Phương đón tôi ở phi trường. Cô lấy số điện thoại từ các con tôi, gọi cho tôi ngày hôm trước "Sao chị không về? Đã lâu quá rồi. Em nhớ chị!" Thật tình tôi không nhớ ra Phương. Nhưng giọng nói nghẹn ngào xúc động của Phương rất gần gũi nên tôi nghĩ chắc chắn ngày ấy Phương khá thân với tôi mà chỉ vì lâu quá, không nhớ nổi đó là ai.
"Em sẽ đón chị ở sân bay, chị về nhà em ở". Tôi ừ. "Em mặc áo màu vàng". Vừa ra cửa đã thấy cô gái mặc áo vàng, tôi nhận ra Phương ngay. "Chị nhận ra em rồi, chỉ có cái quên tên em, lâu quá mà"! Phương cười "Em thì nhận ra chị ngay, chị không thay đổi mấy".
Cô gái chở tôi về nhà cô trước để cất hành lý. Nhà cô cách nơi đám tang 2 căn, tiện cho tôi qua lại những ngày này.
Tràn ngập xúc động khi gặp lại rất nhiều người quen, bà con bên ngoại chồng. Những đứa bé nhỏ xíu ngày ấy trạc tuổi con tôi năm lên ba nay đã lớn. Thằng con tôi lúc ấy hay chơi với một cô bé hàng xóm cùng tuổi, nó hay rủ cô bé cùng leo lên chiếc Vespa cũ của ông cậu bỏ ngoài hiên, giắt thêm cành lê ki ma, rồi gọi mẹ "Mẹ ơi, xem này, đây là xe hoa"! Cô bé ấy bây giờ lớn bộn, tóc dài nhuộm vàng nâu, diện đúng mốt, mặt mày thật xinh xắn. "Bây giờ con làm gì?" - "Dạ, con làm ở tiệm uốn tóc". Tôi cũng nhớ đến cha cô, người ngư dân vạm vỡ như chàng Vọi trong Trống Mái của Khái Hưng. Ngoài những ngày đi biển thì anh ở nhà chăm sóc đàn con 5 đứa và lúc nào cũng sẵn sàng giúp đỡ hàng xóm, nhất là mẹ con tôi trong hoàn cảnh chồng ở xa. Những lúc máy may hư, cánh cửa long bản lề, không biết gọi ai thì anh luôn là người hùng ra tay giúp đỡ.
Một anh chàng chạy đến "Chị nhớ em không?" Tôi nhìn rồi lắc đầu. "Cu La đây chị!"...
Một chàng trẻ tuổi khác: "Nhớ em không? Hồi đó em mặc toàn quần tây sơ mi chị may!"
Rồi một người phụ nữ: "Em nhận ra chị nhưng chắc chị không nhớ em rồi. Hồi đó chị may áo cưới cho em đó!"
Một cô gái lướt qua: "Chị nhớ em không?" Tôi cười "Rất quen..." Thì ra là cô bé mà cuộc đời cũng tương tự như hoàn cảnh Lâm Sanh Xuân Nương trong câu chuyện cổ dân gian ngày còn bé được đọc. Cha đi Mỹ, mẹ giao hai chị em - chị 2 tuổi còn em trai mới được vài tháng cho bà nội nuôi để đi lấy chồng. Hai chị em lớn lên trong tình yêu và sự nuôi dưỡng của ông bà nội và các cô chú. Thỉnh thoảng nhớ con quá, vì bị mẹ chồng cấm tiệt không được thăm con, người mẹ đến nhà đứng ngoài hàng rào lấp ló chờ con ra sân chơi để nhìn. Hai chị em cứ vậy mà lớn. Nay cô chị đã trưởng thành, có gia đình riêng của mình và làm ăn rất giỏi.
Một cô bé nữa, từng từ Phú Quốc lên Sài gòn cùng mẹ ở tạm trong nhà chồng tôi trong suốt thời gian chữa bệnh. Cha cô nhậu nhẹt tối ngày, thỉnh thoảng cũng cho con uống bia. Lúc 5 tuổi, cô bé nhìn thấy chai bia cha nhét vội trong góc giường đã bò vào lấy ra uống. Không ngờ đó là a xít. May là chỉ mới mở nút chai ngửi, vậy mà cổ họng cô teo rút lại không ăn uống được, bác sĩ phải tìm cách nong ra. Lúc đó cô bé xinh như thiên thần và tai nạn của cô đã làm mọi người rơi nước mắt. Nay nhìn thấy cô bé lớn lên như thế, tôi sững người, thật cảm ơn Trời Phật đã cho cô sống.
Các em cũng giống như con trai tôi, đứa bé lúc nhỏ rất kháu khỉnh mà mọi người ở đây ai cũng yêu quý nhắc nhở, bây giờ cháu cao lớn, chững chạc, lâu ngày không gặp làm sao nhận ra.
Rồi các dì, các mợ, anh chị em bà con, tay bắt mặt mừng sau quá nhiều năm xa cách, nhưng trong hoàn cảnh này, nhiều người đã khóc khi gặp lại tôi. Thắp nén nhang cho anh xong, tôi ra cùng với các dì đang tập trung trong khu bếp đảm trách hậu cần. Bếp lúc nào cũng đỏ lửa. Ngoài sân chừng chục bàn ngồi đầy khách. Nhóm phục vụ liên tục mời trà, bánh, dọn cơm. Tôi đã biết ở quê, mỗi lần nhà ai có quan hôn tang tế là coi như bếp núc rần rần suốt ngày để phục vụ, vậy mà nhìn thấy cảnh tượng này cũng khá ngỡ ngàng. Những món bánh được dọn lên rất khéo, từ bánh bao, bánh bò, da lợn, các món ăn mặn dĩ nhiên đa phần là hải sản tươi ngon, đều do các dì và các chị em bạn dâu làm. Mỗi lần họ hàng có đám, giỗ quảy, là phụ nữ luôn lãnh phần làm bếp. Tôi thấy món nào cũng ngon, và ngày ba bữa không có bữa ăn nào giống nhau. Và tất nhiên không thể thiếu món đặc sản của Phú Quốc là bánh canh cá rất ngon, tôi vẫn nhớ lúc trước tôi rất ghiền. Phía đầu xóm có một gánh bánh canh mà mỗi sáng nếu không ra sớm sẽ không bao giờ được ăn vì khách luôn rất đông, gánh bánh canh không kịp bán. Bột bánh dai và trong, từng sợi dài hơi to, nước lèo hầm từ xương cá rất ngọt. Khi ăn rắc tiêu Phú Quốc, thả thêm vài lát ớt đỏ cay, một chút tỏi hành phi thơm, lát chả cá dai dai chấm với nước mắm Phú Quốc thật là tuyệt.
"Em sẽ đón chị ở sân bay, chị về nhà em ở". Tôi ừ. "Em mặc áo màu vàng". Vừa ra cửa đã thấy cô gái mặc áo vàng, tôi nhận ra Phương ngay. "Chị nhận ra em rồi, chỉ có cái quên tên em, lâu quá mà"! Phương cười "Em thì nhận ra chị ngay, chị không thay đổi mấy".
Cô gái chở tôi về nhà cô trước để cất hành lý. Nhà cô cách nơi đám tang 2 căn, tiện cho tôi qua lại những ngày này.
Tràn ngập xúc động khi gặp lại rất nhiều người quen, bà con bên ngoại chồng. Những đứa bé nhỏ xíu ngày ấy trạc tuổi con tôi năm lên ba nay đã lớn. Thằng con tôi lúc ấy hay chơi với một cô bé hàng xóm cùng tuổi, nó hay rủ cô bé cùng leo lên chiếc Vespa cũ của ông cậu bỏ ngoài hiên, giắt thêm cành lê ki ma, rồi gọi mẹ "Mẹ ơi, xem này, đây là xe hoa"! Cô bé ấy bây giờ lớn bộn, tóc dài nhuộm vàng nâu, diện đúng mốt, mặt mày thật xinh xắn. "Bây giờ con làm gì?" - "Dạ, con làm ở tiệm uốn tóc". Tôi cũng nhớ đến cha cô, người ngư dân vạm vỡ như chàng Vọi trong Trống Mái của Khái Hưng. Ngoài những ngày đi biển thì anh ở nhà chăm sóc đàn con 5 đứa và lúc nào cũng sẵn sàng giúp đỡ hàng xóm, nhất là mẹ con tôi trong hoàn cảnh chồng ở xa. Những lúc máy may hư, cánh cửa long bản lề, không biết gọi ai thì anh luôn là người hùng ra tay giúp đỡ.
Một anh chàng chạy đến "Chị nhớ em không?" Tôi nhìn rồi lắc đầu. "Cu La đây chị!"...
Một chàng trẻ tuổi khác: "Nhớ em không? Hồi đó em mặc toàn quần tây sơ mi chị may!"
Rồi một người phụ nữ: "Em nhận ra chị nhưng chắc chị không nhớ em rồi. Hồi đó chị may áo cưới cho em đó!"
Một cô gái lướt qua: "Chị nhớ em không?" Tôi cười "Rất quen..." Thì ra là cô bé mà cuộc đời cũng tương tự như hoàn cảnh Lâm Sanh Xuân Nương trong câu chuyện cổ dân gian ngày còn bé được đọc. Cha đi Mỹ, mẹ giao hai chị em - chị 2 tuổi còn em trai mới được vài tháng cho bà nội nuôi để đi lấy chồng. Hai chị em lớn lên trong tình yêu và sự nuôi dưỡng của ông bà nội và các cô chú. Thỉnh thoảng nhớ con quá, vì bị mẹ chồng cấm tiệt không được thăm con, người mẹ đến nhà đứng ngoài hàng rào lấp ló chờ con ra sân chơi để nhìn. Hai chị em cứ vậy mà lớn. Nay cô chị đã trưởng thành, có gia đình riêng của mình và làm ăn rất giỏi.
Một cô bé nữa, từng từ Phú Quốc lên Sài gòn cùng mẹ ở tạm trong nhà chồng tôi trong suốt thời gian chữa bệnh. Cha cô nhậu nhẹt tối ngày, thỉnh thoảng cũng cho con uống bia. Lúc 5 tuổi, cô bé nhìn thấy chai bia cha nhét vội trong góc giường đã bò vào lấy ra uống. Không ngờ đó là a xít. May là chỉ mới mở nút chai ngửi, vậy mà cổ họng cô teo rút lại không ăn uống được, bác sĩ phải tìm cách nong ra. Lúc đó cô bé xinh như thiên thần và tai nạn của cô đã làm mọi người rơi nước mắt. Nay nhìn thấy cô bé lớn lên như thế, tôi sững người, thật cảm ơn Trời Phật đã cho cô sống.
Các em cũng giống như con trai tôi, đứa bé lúc nhỏ rất kháu khỉnh mà mọi người ở đây ai cũng yêu quý nhắc nhở, bây giờ cháu cao lớn, chững chạc, lâu ngày không gặp làm sao nhận ra.
Rồi các dì, các mợ, anh chị em bà con, tay bắt mặt mừng sau quá nhiều năm xa cách, nhưng trong hoàn cảnh này, nhiều người đã khóc khi gặp lại tôi. Thắp nén nhang cho anh xong, tôi ra cùng với các dì đang tập trung trong khu bếp đảm trách hậu cần. Bếp lúc nào cũng đỏ lửa. Ngoài sân chừng chục bàn ngồi đầy khách. Nhóm phục vụ liên tục mời trà, bánh, dọn cơm. Tôi đã biết ở quê, mỗi lần nhà ai có quan hôn tang tế là coi như bếp núc rần rần suốt ngày để phục vụ, vậy mà nhìn thấy cảnh tượng này cũng khá ngỡ ngàng. Những món bánh được dọn lên rất khéo, từ bánh bao, bánh bò, da lợn, các món ăn mặn dĩ nhiên đa phần là hải sản tươi ngon, đều do các dì và các chị em bạn dâu làm. Mỗi lần họ hàng có đám, giỗ quảy, là phụ nữ luôn lãnh phần làm bếp. Tôi thấy món nào cũng ngon, và ngày ba bữa không có bữa ăn nào giống nhau. Và tất nhiên không thể thiếu món đặc sản của Phú Quốc là bánh canh cá rất ngon, tôi vẫn nhớ lúc trước tôi rất ghiền. Phía đầu xóm có một gánh bánh canh mà mỗi sáng nếu không ra sớm sẽ không bao giờ được ăn vì khách luôn rất đông, gánh bánh canh không kịp bán. Bột bánh dai và trong, từng sợi dài hơi to, nước lèo hầm từ xương cá rất ngọt. Khi ăn rắc tiêu Phú Quốc, thả thêm vài lát ớt đỏ cay, một chút tỏi hành phi thơm, lát chả cá dai dai chấm với nước mắm Phú Quốc thật là tuyệt.
Dinh Cậu, Dương Đông - Phú Quốc. Ảnh: NDT |
Tàu thuyền neo bên sông Dương Đông - Ảnh: NDT |
Tàu cá về sớm mai bên sông Dương Đông - Ảnh: NDT |
Tôi cũng thấy lúc này Phú Quốc đông dân hơn xưa rất nhiều. Nhà cửa ở thị trấn san sát mọc, có bệnh viện, nhiều trường học khang trang. Vùng biển Phú Quốc có 22 đảo lớn nhỏ, trong đó diện tích đảo Phú Quốc xấp xỉ đảo quốc Singapore nhưng dân số trước 1975 rất thưa thớt, chỉ khoảng 5.000 người toàn đảo. Ngày nay đã lên đến gần 80.000 người do làn sóng di dân sau 1975.
Được biết vào cuối thế kỷ 17, một người Hoa là Mạc Cửu quê Quảng Đông đã rời Phúc Kiến dẫn theo gia đình và hàng trăm binh sĩ, sĩ tử ra đi đến đảo Koh Tral thuộc Chân Lạp lập nghiệp. Dần dần vùng đất này trở thành phồn vinh, giàu có, quy tụ cộng đồng người Hoa từ các đảo gần đó, mới đổi tên thành Phú quốc. Khi Mạc Cửu mất, con là Mạc Thiên Tứ lên nối nghiệp. Đến giữa thế kỷ 18 thì Phú Quốc cùng các lãnh thổ vùng duyên hải ven bờ Vịnh Thái Lan bao gồm Cà Mau, Rạch Giá, Cần Thơ, Long Xuyên, Châu Đốc, Sa Đéc, Bạc Liêu ... được dâng cho Chúa Nguyễn. Võ vương Nguyễn Phúc Khoát đã sát nhập tất cả vào trấn Hà Tiên giao cho Mạc Thiên Tứ cai trị.
Được biết vào cuối thế kỷ 17, một người Hoa là Mạc Cửu quê Quảng Đông đã rời Phúc Kiến dẫn theo gia đình và hàng trăm binh sĩ, sĩ tử ra đi đến đảo Koh Tral thuộc Chân Lạp lập nghiệp. Dần dần vùng đất này trở thành phồn vinh, giàu có, quy tụ cộng đồng người Hoa từ các đảo gần đó, mới đổi tên thành Phú quốc. Khi Mạc Cửu mất, con là Mạc Thiên Tứ lên nối nghiệp. Đến giữa thế kỷ 18 thì Phú Quốc cùng các lãnh thổ vùng duyên hải ven bờ Vịnh Thái Lan bao gồm Cà Mau, Rạch Giá, Cần Thơ, Long Xuyên, Châu Đốc, Sa Đéc, Bạc Liêu ... được dâng cho Chúa Nguyễn. Võ vương Nguyễn Phúc Khoát đã sát nhập tất cả vào trấn Hà Tiên giao cho Mạc Thiên Tứ cai trị.
![]() |
Xóm chài Hàm Ninh, Phú Quốc. Ảnh: NDT |
Bãi Dài, Phú Quốc. Ảnh: NDT |
Bãi Dài - Ảnh: NDT |
Có lẽ vì vậy mà đa số dân Phú Quốc gốc người Hoa. Nhiều phong tục tập quán, văn hóa ẩm thực pha lẫn Hoa, Việt, Thái Lan, Campuchia ... rất khác với các vùng đất liền. Nhiều thắc mắc tôi hỏi thì chỉ được trả lời "Ở đây là như vậy đó!"
Tôi không rõ bên chồng tôi là gốc Hoa hay Việt nhưng một số chị em bạn dâu là người Hoa, rất xinh đẹp. Gia đình họ nhiều đời làm ăn giàu có. Và cũng có lẽ gốc người Hoa ở đây nhiều quá nên phong tục và suy nghĩ của họ cũng rất phong kiến, rằng đàn ông là người chủ gia đình, ra ngoài đi làm, giao tế, và có thể được lấy nhiều vợ. Ông ngoại chồng tôi chính thức là 2 bà vợ, chưa kể bà ba và không biết còn những ai trong bóng tối nữa. Và khi đàn ông ra ngoài giao tế, dĩ nhiên luôn có chén anh chén chú. Cái "văn hóa" nhậu này thật ra không chỉ ở Phú Quốc do đàn ông đi biển cần chất "xúc tác" mà dường như khắp nước đâu đâu cũng có nhậu. Có về Phú Quốc mới thấy thương cho những người đàn bà. Họ đóng vai trò nhỏ mọn, thầm lặng sau lưng chồng. Đa phần ở nhà sinh con, lo bếp núc hầu ông chồng và bạn nhậu, bà con lối xóm có đám cưới, đám giỗ hay tang ma đều có mặt để phụ giúp hậu cần, các bữa ăn đãi khách và có lẽ đó là lý do vì sao phụ nữ Phú Quốc rất đảm đang, giỏi việc nhà, nữ công gia chánh. Có người suốt cuộc đời tận tụy cho chồng con, gần cuối đời mới biết trắng tay vì chồng tham vàng bỏ ngãi. Đó là hình ảnh tôi biết 27 năm về trước, còn bây giờ vì thời gian trở lại ngắn ngủi quá, tôi không rõ có đổi khác chút nào không nhưng nhìn lại cuộc đời các dì và người quen qua lời kể, tôi thấy rất thương cảm. Cả con trai tôi cũng cùng một suy nghĩ.
Tò mò muốn nhìn thấy cảnh đổi thay của Phú Quốc, buổi chiều hôm đó tôi đã đi với Phương xem qua và tìm thăm ngôi nhà cũ mà ông ngoại chồng đã cho chúng tôi mượn ở ngày xưa. Đó là căn nhà cổ 3 gian lợp ngói mà trong một bài thơ viết cho con tôi có nhắc đến:
Ngày con vừa chào đời,
Mẹ thêu con tấm áo.
Một đàn chim vui tươi,
Đời con đầy tiếng cười.
Con loanh quanh bên mẹ,
Giúp mẹ nhặt chỉ thừa,
Đuổi chuột vào nhà trống,
Mái vỡ dệt sợi mưa.
Bên con lòng mẹ ấm,
Dù ngoài trời bão giông,
Con diều hâu nào động,
Mẹ dấu con vào lòng... (*)
Tôi không rõ bên chồng tôi là gốc Hoa hay Việt nhưng một số chị em bạn dâu là người Hoa, rất xinh đẹp. Gia đình họ nhiều đời làm ăn giàu có. Và cũng có lẽ gốc người Hoa ở đây nhiều quá nên phong tục và suy nghĩ của họ cũng rất phong kiến, rằng đàn ông là người chủ gia đình, ra ngoài đi làm, giao tế, và có thể được lấy nhiều vợ. Ông ngoại chồng tôi chính thức là 2 bà vợ, chưa kể bà ba và không biết còn những ai trong bóng tối nữa. Và khi đàn ông ra ngoài giao tế, dĩ nhiên luôn có chén anh chén chú. Cái "văn hóa" nhậu này thật ra không chỉ ở Phú Quốc do đàn ông đi biển cần chất "xúc tác" mà dường như khắp nước đâu đâu cũng có nhậu. Có về Phú Quốc mới thấy thương cho những người đàn bà. Họ đóng vai trò nhỏ mọn, thầm lặng sau lưng chồng. Đa phần ở nhà sinh con, lo bếp núc hầu ông chồng và bạn nhậu, bà con lối xóm có đám cưới, đám giỗ hay tang ma đều có mặt để phụ giúp hậu cần, các bữa ăn đãi khách và có lẽ đó là lý do vì sao phụ nữ Phú Quốc rất đảm đang, giỏi việc nhà, nữ công gia chánh. Có người suốt cuộc đời tận tụy cho chồng con, gần cuối đời mới biết trắng tay vì chồng tham vàng bỏ ngãi. Đó là hình ảnh tôi biết 27 năm về trước, còn bây giờ vì thời gian trở lại ngắn ngủi quá, tôi không rõ có đổi khác chút nào không nhưng nhìn lại cuộc đời các dì và người quen qua lời kể, tôi thấy rất thương cảm. Cả con trai tôi cũng cùng một suy nghĩ.
Tò mò muốn nhìn thấy cảnh đổi thay của Phú Quốc, buổi chiều hôm đó tôi đã đi với Phương xem qua và tìm thăm ngôi nhà cũ mà ông ngoại chồng đã cho chúng tôi mượn ở ngày xưa. Đó là căn nhà cổ 3 gian lợp ngói mà trong một bài thơ viết cho con tôi có nhắc đến:
Ngày con vừa chào đời,
Mẹ thêu con tấm áo.
Một đàn chim vui tươi,
Đời con đầy tiếng cười.
Con loanh quanh bên mẹ,
Giúp mẹ nhặt chỉ thừa,
Đuổi chuột vào nhà trống,
Mái vỡ dệt sợi mưa.
Bên con lòng mẹ ấm,
Dù ngoài trời bão giông,
Con diều hâu nào động,
Mẹ dấu con vào lòng... (*)
Đứng ở ngôi nhà xưa bây giờ đã được nhà ông cậu khoanh lại bằng hàng rào, bà mợ đi vắng không vào được, tôi bồi hồi nhớ lại ngày cũ. Tôi thấy tôi ngồi bên chiếc máy may ngay góc ở cửa ra vào. Con trai tôi lon ton chạy tới chạy lui. Tiếng con gọi "Mẹ ơi, đừng sợ, có con đây!" khi thỉnh thoảng có chú chuột nhắt nào đó vọt qua. Cây lê ki ma xum xuê bên nóc buồng tắm đã bị đốn vì vùng đất kế bên đã bị giải tỏa nhưng cái giếng xưa vẫn còn. Ngày ấy nơi này chưa có nước trong để dùng, cái giếng là nơi tập trung lối xóm giặt giũ. Mỗi ngày tôi phải chờ ông dượng M lên núi chở nước sạch về. Người ta bảo trên núi có giếng tiên. Có lẽ nhờ tắm nước giếng tiên mà con gái Phú Quốc dù là dân miền biển vẫn trắng trẻo xinh đẹp?
![]() |
Giếng Tiên, Dương Đông - Ảnh: NDT |
Phía trước nhà có con sông, mỗi lần cập
bờ là ông dượng lui cui xách nước vào xóm. Tôi gọi bằng dượng vì ông là
chồng bà dì, một người phụ nữ xinh đẹp đảm đang nhưng không hiểu chuyện
gì đã xảy ra mà đã từ lâu họ chia hai căn nhà ra người ở phía trước, kẻ
đằng sau. Bề ngoài ông tuy cục mịch, lầm lì nhưng tánh tốt, ai nhờ vả gì
ông cũng làm. Con tôi lúc đó mới lên ba, nhưng nó vẫn còn nhớ từ bên
này muốn đi qua nhà bà dì Hai thì phải gọi thúng chở đi. Nhìn ra xa
hướng bên trái là cửa sông Dương Đông và dinh Cậu, ngôi đền thờ linh
thiêng mà ngư dân địa phương thường cầu nguyện mỗi lần ra khơi. Từ đó là
bãi biển trải dài nước trong xanh và cát trắng mà buổi chiều tôi thường
dẫn con ra chơi. Biển là nơi để tôi mơ mộng và thả nỗi buồn.
Tôi
tiếp tục đi về phía biển. Bây giờ cũng không còn trống chỗ vì hàng loạt
resort, khách sạn, nhà hàng đã nằm chen kín. Ngày nay muốn ra biển tắm
phải đi vào các khu vực này. Rẽ qua con đường nhỏ là đường đi vào Chợ Đêm Dương Đông. Ngày trước, con đường từ nhà ra chợ khá gần. Mỗi buổi sáng tôi thường vội vã ra chợ sớm để mua được cá mực tươi ngon. Thuyền cá cập sát mé chợ, nếu nhảy xuống thuyền mua thì giá rẻ hơn khi đã đưa lên bờ. Tôi không dám nhảy xuống vì khoảng cách khá cao, sợ ngã xuống nước. Thích nhất là mua được ghẹ, mực tươi xanh đem về hấp dấm. Cái món cá trích là món tôi mê. Chỉ cần làm sạch, không cần lấy xương, cứ sắp kín vào nồi, đổ nước mắm ngon Phú Quốc và đường vào rồi bắc lên lò riu riu lửa tự động xương cá mềm rục như cá hộp, mà con cá cứng lại, ăn với cơm và canh khoai mỡ rất ngon. Cá trích làm gỏi cũng ngon. Thỉnh thoảng đi chợ tôi cũng thấy cá nóc. Loại cá này nhìn hình thù bên ngoài đã thấy sợ. Nghe nói gan của nó rất độc. Có lần nghe đồn một người vợ đã đầu độc chồng bằng món cháo cá nóc mà khi làm cá, chị ta không bỏ gan đi.Ngoài ra còn có các đặc sản nổi tiếng ngoài nước mắm Phú Quốc lừng lẫy là cá khô thiều, mực, hồ tiêu.. Nhiều hãng nước mắm nay có thêm resort, nhà hàng, khách sạn cùng tên mà chỉ đi một vòng tôi đã nhận ra.
Chợ đêm Dinh Cậu, Dương Đông - Ảnh: NDT |
Chợ đêm Dương Đông tối cuối tuần thật đông khách. Đèn đuốc sáng choang. Nhiều quán ăn trình bày các loại hải sản địa phương rất bắt mắt. Những tủ kính bán hàng mỹ nghệ có đủ loại ốc lạ, màu sắc rất đẹp. Có lẽ do dân du lịch ngày nay đã biết đến Phú Quốc nhiều nên nhiều sinh hoạt nơi này hiện nay cũng dành để phục vụ khách du lịch. Kề bên đền thờ Dinh Cậu cách đó không xa lại có một chợ đêm Dinh Cậu nữa. Tối thứ bảy khách Tây đến đây rất đông. Từ những lần đặt vé máy bay qua mạng và lúc ngồi chờ ở sân bay, tôi đã thấy những chuyến bay Vietnam Airlines và Air Mekong đều chật cứng và liên tục trong ngày, tôi mới biết hành trình đi Phú Quốc rất thu hút. Đi thăm Chợ đêm Phú Quốc, tôi lại có đánh giá mô hình này có vẻ hấp dẫn hơn cả chợ đêm Bến Thành.
Đi về phía khu resort, đèn giăng lộng lẫy tưng bừng như đêm lễ hội. Có nhiều quán bar, nhà hàng Barbecue, tiệm café, nhà hàng hải sản, các cửa hàng mỹ nghệ, khách sạn sang trọng ... không thua gì Mũi Né.
Buổi sáng hôm sau, chủ nhật, cũng là ngày sinh nhật của tôi. Những tin nhắn chúc mừng sinh nhật đã gửi vào di động từ sáng sớm. Trên trang web nthqn.org, tôi chợt sửng sốt và xúc động đến lặng người khi nhìn thấy bức ảnh ngọn hải đăng trên nền màu tím với những câu thơ trong bài Khi Ngọn Đèn Biển Hát tôi viết 2 tuần trước:
Em, ngọn đèn biển cũ,
Hiu hắt soi sáng đường.
Tàu anh không lạc lối,
Trong biển đời mù sương... (**)
Buổi sáng hôm sau, chủ nhật, cũng là ngày sinh nhật của tôi. Những tin nhắn chúc mừng sinh nhật đã gửi vào di động từ sáng sớm. Trên trang web nthqn.org, tôi chợt sửng sốt và xúc động đến lặng người khi nhìn thấy bức ảnh ngọn hải đăng trên nền màu tím với những câu thơ trong bài Khi Ngọn Đèn Biển Hát tôi viết 2 tuần trước:
Em, ngọn đèn biển cũ,
Hiu hắt soi sáng đường.
Tàu anh không lạc lối,
Trong biển đời mù sương... (**)
Hình như mắt tôi có ướt. Sao bỗng dưng ngọn hải đăng ám ảnh mình? Sao bỗng dưng tôi chợt nghĩ đến hình ảnh ngọn hải đăng như người vợ đứng trông chồng?
Khi đọc bài thơ này, một người bạn gọi cho tôi nói rằng bài thơ cảm động quá, làm anh nhớ đến một câu truyện đọc đã lâu vào năm lớp 10, "Mùa Tôm" của Thakagi Xinvaxankara Pillai. Câu chuyện này viết về một tình yêu khác đẳng cấp và tín ngưỡng ở một vùng dân chài Ấn độ. Trong một cơn bão biển, những người đàn ông của làng chài đã biệt tăm và trên bờ mỗi ngày tất cả phụ nữ trong làng đều đổ xô ra biển đứng trông chồng về. Dần dần tất cả đã trở về, chỉ còn lại một người đàn bà đứng mòn mỏi:
..."Làm sao người đàn ông ra biển đánh cá lại trở về yên lành ? Đó là vì người đàn bà ở nhà sống trong sạch. Nếu không thì các luồng nước hung dữ ngoài biển cả sẽ dìm họ. Tính mạng người đàn ông đi biển nằm trong tay người đàn bà trên bờ"... (***)
Và đó có vẻ là một ngày rất lạ trong đời tôi.
Khi đọc bài thơ này, một người bạn gọi cho tôi nói rằng bài thơ cảm động quá, làm anh nhớ đến một câu truyện đọc đã lâu vào năm lớp 10, "Mùa Tôm" của Thakagi Xinvaxankara Pillai. Câu chuyện này viết về một tình yêu khác đẳng cấp và tín ngưỡng ở một vùng dân chài Ấn độ. Trong một cơn bão biển, những người đàn ông của làng chài đã biệt tăm và trên bờ mỗi ngày tất cả phụ nữ trong làng đều đổ xô ra biển đứng trông chồng về. Dần dần tất cả đã trở về, chỉ còn lại một người đàn bà đứng mòn mỏi:
..."Làm sao người đàn ông ra biển đánh cá lại trở về yên lành ? Đó là vì người đàn bà ở nhà sống trong sạch. Nếu không thì các luồng nước hung dữ ngoài biển cả sẽ dìm họ. Tính mạng người đàn ông đi biển nằm trong tay người đàn bà trên bờ"... (***)
Và đó có vẻ là một ngày rất lạ trong đời tôi.
Tôi rủ Phương đi ăn sáng ở quán café nằm bên cầu Hùng Vương. Dòng sông Dương Đông trong vắt phản chiếu những bụi cây lạ hai bên bờ, những chiếc thuyền đánh cá neo bên sông. Một nhóm ngư dân đang rửa lưới sau một đêm đi đánh cá, mực. Tôi nhận ra tàu đánh cá Phú Quốc không giống với tàu đánh cá ở Mũi Né hay Vũng Tàu, là không có con mắt thần vẽ ở đầu mũi tàu. Đến tối, muốn cho tôi khuây khỏa đôi chút, Phương lại đưa tôi đến nhà hàng TD cùng với vài người bạn của P để “mừng sinh nhật”. Sau đó chúng tôi cùng đi uống café trước chợ đêm Dinh Cậu. Phía biển đêm, những chiếc tàu chở khách du lịch đi câu mực rực rỡ ánh đèn trở về. Trong đêm, những con tàu lấp lánh ánh đèn thật đẹp.
Tàu đêm và những con thuyền câu mực - Ảnh: NDT |
Có lẽ hôm nay là sinh nhật lần đầu trong đời tôi cảm nhận mình đang ở trong một hoàn cảnh khá lạ. Ranh giới giữa sự sống và cái chết chưa bao giờ rõ ràng đến thế. Trở về một nơi đã từng sống tuy không lâu nhưng khá nhiều kỷ niệm cũng làm mình bùi ngùi. Tôi không biết anh ấy có vui mừng khi thấy tôi trở về chốn cũ ? Mọi chuyện cũng đã qua rồi, qua rất lâu rồi. Giờ đây có lẽ anh đã thanh thản ra đi về nơi rất xa, như những con tàu ra đi không bao giờ trở lại trên biển cả. Đứng bên cửa sông Dương Đông lồng lộng gió, tôi thấy hình như mình đang thả trôi mọi muộn phiền về phía biển đêm ...
Tháng 3-2012
Tháng 3-2012
NGUYỄN DIỆU TÂM
Hình ảnh: Nguyễn Diệu Tâm
(*) Đi Hỏi Vợ Cho Con
http://ngdieutam.wordpress.com/2011/04/05/di-h%e1%bb%8fi-v%e1%bb%a3-cho-con/
(**) Khi Ngọn Đèn Biển Hát
http://ngdieutam.blogspot.com/2012/02/khi-ngon-en-bien-hat.html
(***) Trích đoạn trong tiểu thuyết "Mùa Tôm" của Thakagi Xinvaxankara Pillai, văn hào Ấn độ. Bản dịch : Hoàng Cường.
0 comments:
Post a Comment